• 0911 922 788
  • Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương (64/69 Đường Đông Tác, KP Đông Tác)

QUẦN JEAN - Denim

Nếu bạn là một người mê quần jean hay đơn giản bạn muốn hiểu thêm về chiếc quần phổ biến nhất thế giới này. Chúng tôi tin rằng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn. Bài viết tổng hợp về sự hình thành và phát triển của quần jean cùng một số điều thú vị về quần jean.
VNĐ

TỔNG QUAN VỀ QUẦN JEAN

Nếu bạn là một người mê quần jean hay đơn giản bạn muốn hiểu thêm về chiếc quần phổ biến nhất thế giới này. Chúng tôi tin rằng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn. Bài viết tổng hợp về sự hình thành và phát triển của quần jean cùng một số điều thú vị về quần jean.

1. Lịch sử ra đời quần jean
2. Quần Jeans được phổ biến như thế nào?
3. Phân Biệt Jeans, jean và denim
4. Sự Ra Đời Của Túi Đồng Hồ
5. Đề Cúp Của Quần Jean
6. Các Thống Kê Thú Vị Về Quần Jean
7. Top 5 chiếc quần jeans đắt nhất thế giới

1. Lịch sử ra đời quần jean

Bạn đã bao giờ tự hỏi chiếc quần jeans được ra đời như thế nào chưa?

Quần jeans, hay còn gọi là quần bò, qua nhiều năm phát triển đã trở thành một món đồ rất thông dụng trong tủ quần áo của mỗi người. Ở bất kể đâu, bất kể tầng lớp hay nền văn hóa nào chúng ta đều có thể bắt gặp những chiếc quần này bởi sự trẻ trung, năng động và tiện dụng mà chúng mang lại. Nhưng có lẽ, không phải ai cũng biết, sự ra đời của quần jeans được bắt đầu từ thứ vải bạt, vải lều may quần áo lao động cho công nhân đào vàng ở Mỹ.

lịch sử quần jean

lịch sử quần jean

Lịch sử quần jean được bắt đầu từ thế kỷ 19. Vào năm 1848, công cuộc đào vàng bùng nổ ở California kéo theo rất nhiều người tới đây tìm vận may. Những người đào vàng muốn tìm quần có chất liệu thật bền, thật khó rách để phù hợp với công việc của họ. Năm 1853, một người đàn ông tên Leob Strauss đã rời New York để đến San Francisco, một địa phương gần với các mỏ vàng ở California để tìm kiếm vận may. Tuy nhiên Leob Strauss không tìm thấy vàng và và tại đây ông bắt đầu sự nghiệp kinh doanh trang phục của mình. Leob sau này đã đổi tên mình thành Levi, và được coi là cha đẻ của quần jeans. Ông đã tạo nên những chiếc quần jeans đầu tiên bằng những tấm vải dựng lều trại. Sau đó ông cải tiến quần jeans bằng cách dùng vải denim mềm hơn mà có độ bền tương tự với vải jeans.  Ông đã nhuộm vải denim thành màu xanh và những chiếc quần jean xanh huyền thoại ra đời từ đó.

lịch sử quần jean 2

Hình ảnh lịch sử quần jean

Do tính chất lao động nặng nhọc của những người mặc quần jeans, những chiếc túi quần jeans dễ bị rách hoặc rơi ra khỏi quần. Nhận thấy vấn đề này, Jacob Davis, một thợ may và cũng là khách hàng của Leob Strauss đã có ý tưởng đóng đinh tán để cố định những chiếc túi này. Việc này khiến chiếc quần bền hơn. Davis muốn được cấp bằng cho sáng chế của mình nhưng ông không có đủ tiền cũng như không có pháp nhân. Do vậy, năm 1872, ông ấy đã viết thư cho Strauss đề nghị Strauss trả tiền để được cấp bằng sáng chế và Strauss đã đồng ý. Ngày 20 tháng 5 năm 1873 (đây cũng được coi là ngày sinh nhật của quần jeans), Strauss và Davis được nhận bằng sáng chế cho quần và đinh tán của họ và đây là ngày ra đời chính thức của quần jeans. Levi Strauss đặt tên cho quần của ông là “waist overalls” và sau này chiếc quần này được gọi là quần jeans.

2. Quần Jean được phổ biến như thế nào?

Hơn 10 năm kể từ khi sản xuất chiếc quần jeans đầu tiên, vào năm 1886, Levi đã may thêm mạc da vào quần jeans của mình khiến cho chiếc quần trông bắt mắt hơn và kể từ đó quần jeans liên tục được thay đổi và cải biến để trở thành một trong những loại trang phục phổ biến nhất thế giới.

Trước năm 1960

Có rất nhiều yếu tố khiến quần jeans được phổ biến trong đó bốn yếu tố quan trọng nhất có thể được kể tới gồm:

Thứ nhất, bằng sáng chế của Levi đối với quần jeans hết hạn bảo hộ vào năm 1908, điều này giúp cho hàng loạt các nhà sản xuất khác có thể sản xuất quần jeans có dập đinh tán mà không sợ bị cáo buộc vi phạm bản quyền.

quần jean những năm 1950

quần jean những năm 1950

Yếu tố thứ hai là sự lăng xê quần jean trong hàng loạt các bộ phim của Hollywood với hình ảnh những chàng cao bồi thường xuyên mặc quần jeans liên tiếp xuất hiện.

Yếu tố thứ ba là do những người lính Mỹ ở khắp thế giới thường xuyên mặc quần jean khi không làm nhiệm vụ đặc biệt trong giai đoạn chiến tranh thế giới lần hai, yếu tố này giúp quần jeans trở nên phổ biến hơn bên ngoài biên giới nước Mỹ.

Yếu tố thứ tư chính là việc quần jean trở thành một biểu tượng của sự nổi loạn chống lại các tư tưởng cũ của xã hội vào những năm 1950 nhờ các bộ phim như “Nổi loạn vô cớ” (Rebel Without a Cause) hay bộ phim The Wild One trong đó nhân vật chính là những kẻ nổi loạn luôn mặc quần jeans và coi việc mặc quần jeans là một hình thức để chống lại xã hội.

Sau năm 1960

Từ năm 1960, rất nhiều sinh viên đại học, cao đẳng mặc jean và hàng loạt các mẫu jean mới cũng được cập nhật để phù hợp với thị hiếu thời bấy giờ như jeans thêu, jeans vẩy sơn, jeans thổ cẩm các loại quần jeans sáng màu,… Quần jeans từ đó trở thành biểu tượng của các nước phương Tây, người ta truy lùng các mẫu jean thịnh hành để thể hiện phong cách, cá tính của mình. Và quần jean nữ cũng đã bắt đầu được chú ý đến. Phụ nữ yêu thích quần jeans không chỉ bởi sự tiện dụng, linh hoạt mà còn bởi dáng quần ôm gọn, dễ phối đồ. Quần jean khiến họ trông càng nổi bật, quyến rũ hơn mà lại không hề khó khăn, bó buộc khi hoạt động. Mặc dù xuất hiện sau quần jeans nam nhưng quần jeans nữ lại có những bước phát triển vượt bậc và trở nên đa dạng hơn rất nhiều.

quần jean nữ của Marilyn Monroe

quần jean nữ của Marilyn Monroe

Khi luật thương mại được nới lỏng vào cuối những năm 1970, quần jeans được sản xuất nhiều hơn và bán rất nhiều tại các cửa hàng, xí nghiệp  ở khắp nước Mỹ. Bởi vậy, quần jeans ngày càng rẻ và càng nhiều người bắt đầu mặc quần jeans hơn.

Thập niên 80 là thời điểm đỉnh cao của ngành công nghiệp quần jeans, khi mà các nhà thiết kế nổi tiếng bắt đầu cho ra những bộ sưu tập jeans của riêng mình gồm cả quần jeans nam và quần jeans nữ.

quần jean những năm 1980

quần jean những năm 1980

Cho đến tận những năm 1990, ngành thời trang jeans mới bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Từ đó đến nay, jeans đã trở thành loại quần áo thiết yếu và phổ biến khắp thế giới.

3. Phân biệt jeans, jean và denim

Jean, denim và Jeans là các khái niệm mà nhiều người nhầm lẫn bởi chúng ta vẫn nghe mọi người gọi các loại quần áo khác nhau là jean, denim hay jeans, vậy chúng ta nên hiểu như thế nào cho đúng.

jean, jeans va denim

jean, jeans va denim

Jeans là gì? Jeans là tên tiếng anh của quần jeans, ở Việt Nam chúng ta thường gọi là quần jean, hoặc quần bò (ở miền Bắc) hay quần rin (ở miền Nam),

Denim là gì?: Denim chính là một loại vải để sản xuất quần jean

Jean là gì? Jean cũng là một loại vải được dùng để sản xuất quần jean.

Cả jean và denim cùng là vải được dùng để sản xuất quần jeans, vậy denim khác jean thế nào?

Sự khác biệt lớn nhất của hai loại vải này nằm ở cách nhuộm. Vải denim được dệt từ sợi đã được nhuộm trước đó, thường là 1 sợi trắng và 1 sợi xanh. Còn vải jean thì được dệt chủ yếu từ các sợi trắng sau đó người ta mới mang tấm vải đi nhuộm. Do vậy vải denim thường có một mặt màu xanh và mặt còn lại màu trắng còn vải jean thì hai mặt trái phải có màu gần giống nhau. Đọc đến đây bạn có thể biết là chiếc quần jeans bạn hay mặc được làm từ vải jean hay vải denim rồi đúng không?

Lịch sử tên gọi của vải denim và quần jean:

Denim là một loại vải được dệt từ sợi bông. Các sợi bông đã nhuộm màu (thường là màu chàm – indigo) được dệt thành các sợi dọc, các sợi bông trắng được dệt thành các sợi ngang. Cách dệt này khiến cho vải denim có màu xanh ở một mặt và màu trắng ở mặt còn lại. Từ “denim” được bắt nguồn từ một loại vải có tên “Serge de Nimes” được làm ở thành phố Nimes của Pháp. Vải denim được sử dụng tại Mỹ vào cuối thế kỷ 19 và được nhuộm màu chàm tạo để tạo ra những chiếc quần jeans xanh (blue jeans).

Trong khi đó thì tên gọi “jeans” xuất phát từ cách gọi “Genes” của người Pháp đối với thành phố Genoa của Italy. Thành phố này là nơi sản xuất những chiếc quần bằng vải cotton và do đó jeans trở thành tên gọi cho những chiếc quần làm từ vải cotton. Vải denim ban đầu được nhuộm từ nhựa cây Indigofera tinctoria hay tên gọi khác là Indigo (cây chàm). Ngày nay người ta nhuộm vải denim bằng màu tổng hợp và nhuộm nhiều lần để màu được bền. Vải denim ban đầu có chất liệu là 100% cotton, tuy nhiên do nhu cầu về nhiều loại dáng quần khác nhau đặc biệt là đối với quần jeans nữ, người ta trộn thêm các loại sợi khác vào để tăng tính co giãn của vải. Tùy thuộc vào mức độ co giãn mà thành phần sợi trộn vào vải denim khác nhau, các loại sợi thường được trộn vào gồm polyester hoặc spandex trong đó sợi spandex đóng vai trò quyết định trong việc co giãn của quần jeans. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về quá trình tạo ra những chiếc quần jeans, các bạn có thể đọc các bài liên quan tới việc sản xuất quần jeans ở blog này.

4. Sự Ra Đời Của Túi Đồng Hồ

Chắc bạn cũng nhận thấy hầu hết các loại quần jeans đều có một chiếc túi nhỏ ở bên hông quần. Đây là thiết kế truyền thống của quần jeans và thiết kế này được giữ nguyên tới tận ngày nay cho cả quần jeans nam và quần jeans nữ. Chiếc túi nhỏ này được xem như chuẩn mực mà bất kể chiếc quần jeans nào cũng phải có. Một số hãng thời trang còn sử dụng tên “ 5- pocket” (có nghĩa là năm túi) để gọi quần jeans.

Hình ảnh túi đồng hồ - AAA JEANS

Hình ảnh túi đồng hồ – AAA JEANS

Bạn đã khi nào thắc mắc rằng chiếc túi thứ năm này có tác dụng gì chưa? Câu trả lời là nó để đựng đồng hồ đúng như tên gọi “túi đồng hồ” mà ngày nay vẫn được mọi người gọi. Sở dĩ người ta gọi nó như vậy vì kích cỡ của nó chứa đủ một chiếc đồng hồ quả quýt. Levi, người được xem là ông tổ của ngành sản xuất quần jeans thiết kế chiếc túi này để giúp những người chăn bò miền tây nước Mỹ (cowboy) đựng đồng hồ của họ. Thời xưa, đồng hồ không phải dạng đeo tay như ngày nay mà là đồng hồ quả quýt cầm tay, do đó họ phải có nơi để cất giữ chiếc đồng hồ này, và họ thường đeo đồng hồ vào dây xích và gắn dây xích vào đai quần. Đây cũng là lý do vì sao chiếc túi nhỏ gần đai quần được thiết kế ra và đến nay, những chiếc túi này vẫn được gọi là “túi đồng hồ”. Ngày nay đồng hồ quả quýt không còn được sử dụng, người sở hữu đồng hồ quả quýt chủ yếu vì mục đích sưu tập và chiếc túi đồng hồ của quần jeans cũng không còn được dùng để đựng đồng hồ nữa. Thay vì đó người mặc có thể đựng bất kỳ vật gì họ muốn chẳng hạn như tiền xu, bật lửa, thẻ xe, chìa khóa hay thậm chí là để đựng bao cao su.

5. Đề Cúp Của Quần Jean

Đã có khi nào bạn từng hỏi đường may nằm giữa cạp quần và phần mông của chiếc quần jean là gì và có tác dụng thế nào chưa? Đường may đó trong tiếng anh gọi là Yoke và ở Việt Nam được gọi là Đề – Cúp: Đề cúp nằm ở phía sau của quần jeans thường có hình chữ V. Đề Cúp giúp cho quần ôm sát vào cơ thể khi chúng ta ngồi xuống, ngoài ra Đề cúp còn trở thành điểm nhấn của quần jeans khi so với các loại quần vải thông thường. Đề Cúp chia ra 5 loại chính như hình bên dưới gồm hình chữ V ngược, đường thẳng, hình chữ V, hình trái tim và không có đề cúp trong đó Đề cúp hình chữ V là phổ biến nhất

hình ảnh các loại đề cúp quần jean

hình ảnh đề cúp quân jean

– Đề Cúp hình chữ V: Đây là kiểu đề cúp cổ điển và phổ biến nhất đối với quần jeans. Đề cúp chữ V có điểm giữa thấp hơn so với hai đầu. Mức độ sâu của chữ V sẽ xác định mức độ cong của quần khi ngồi.

– Đề Cúp thẳng: Đề Cúp thẳng thường song song với cạp quần và khiến cho phần hông quần có cảm giác lớn hơn.

– Đề Cúp hình V ngược: Với đề cúp chữ V ngược thì phần ở giữa sẽ cao hơn ở hai bên và tạo cảm giác phía sau đầy đặn hơn.

– Đề Cúp hình trái tim: Đề cúp trái tim thật sự không phổ biến và thường không xuất hiện ở quần jeans nam. Đề Cúp hình trái tim tạo điểm nhấn cho phần phía sau và cho cảm giác vòng ba của người mặc lớn hơn.

– Không có Đề Cúp: Thường xuất hiện ở các loại quần jeans có trọng lượng nhẹ với mục đích tạo cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng và khiến vòng ba trông gọn hơn. Tuy nhiên quần jeans không có đường đề cúp không thực sự phổ biến.

6. Các Thống Kê Thú Vị Về Quần Jean

  • Trước đây quần jeans có tên gọi là Waist Overall và sau này mới được gọi là quần jeans
  • Quần jeans được nhuộm màu chàm với mục đích chủ yếu là để che các vết bẩn và bụi
  • Quần jeans nữ trước đây có khóa khéo nằm ở phía bên phải của quần chứ không phải ở phía trước như hiện nay
  • Quần Jean có khóa kéo ở bênMỗi kiện bông nặng 500 pound (226kg) có thể sản xuất trung bình khoảng 225 chiếc quần jeans, như vậy để sản xuất 1 chiếc quần jeans trung bình mất 1kg bông thô.
  • Châu Á sản xuất hơn một nửa toàn bộ số quần jeans được bán ra trên toàn thế giới
  • Ngày 20-5 được coi là ngày sinh nhật của quần jeans vì đây là ngày mà Levi Strauss và Jacob Davis nhận bằng sáng chế cho quần jeans.
  • Trung bình mỗi một người Mỹ sở hữu 7 chiếc quần jeans và mỗi năm có khoảng 450 triệu chiếc quần jeans được bán ở Mỹ.
  • Tại Nhật Bản, bạn có thể thậm chí mua quần jeans từ máy bán hàng tự động
quần jean trong máy bán hàng tự động

quần jean trong máy bán hàng tự động

 

Hình ảnh quần jeans bên trong máy bán hàng tự động tại Nhật Bản

  • Hàng năm có khoảng 20.000 tấn chàm được sản xuất với mục đích nhuộm màu cho quần jeans
  • Vào năm 2009, quần jeans xanh vị cấm tại Triều Tiên. Nghe có vẻ vô lý, nhưng thực tế, ở Triều Tiên, mọi người chỉ được mặc quần jeans màu đen, không được mặc màu xanh bởi vì chính phủ Triều Tiên cho rằng quần jeans xanh là biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc.
  • Để tạo những chiếc quần jeans rách, một hãng quần jeans ở Nhật Bản là Zoo Jeans đã cho sư tử, hổ và gấu cắn, và cào quần jeans. Để làm điều này, họ quấn quần jeans vào lốp cao su rồi thả vào chuồng gấu, sư tử hay chuồng hổ.
quần jean rách do sư tử cắn

quần jean rách do sư tử cắn

7. Top 5 chiếc quần jeans đắt nhất thế giới

Phần cuối của bài viết này xin giới thiệu với các bạn top 5 chiếc quần jeans đắt nhất thế giới. Có rất nhiều lý do khiến những chiếc quần jeans dưới đây trở nên đắt đỏ bao gồm như số lượng có hạn, mang ý nghĩa lịch sử hay được gắn thêm các vật liệu đắt tiền.

#5: APO JEANS- Có giá 4000usd

quần jeans APO

quần jeans APO

Những chiếc quần jean của APO được làm từ các nguyên liệu đắt tiền chẳng hạn như túi quần được làm từ lụa, các đinh tán được làm từ vàng, bạc hay bạch kim hoặc APO có thể gắn kim cương lên nút cửa của chiếc quần. Các trang sức được gắn lên quần này đều được những chuyên gia xác nhận là đồ thật và có giá trị và các trang sức này khiến cho giá quần của APO lọt vào danh sách này.

 #4: Quần jean ESCADA giá 10.000 usd

Escada là thương hiệu làm quần jeans theo ý muốn của khách hàng. Khách hàng có thể sở hữu những chiếc quần jeans được thiết kế, chỉnh sửa tùy ý thích chẳng hạn như đính trang sức, chọn kiểu wash theo mong muốn. Hình ảnh trên là chiếc quần jeans nữ có giá 10.000 usd.

quần jean escada

quần jean escada

#3: Quần jean cổ của LEVI’S có giá 60.000 usd

Mỗi chiếc quần jeans của Levi’s thường có giá khoảng 40-56 usd tại thị trường Mỹ, tuy nhiên với những chiếc quần jeans cổ của hãng thì có mức giá khác hẳn. Vào năm 2001 hãng quần jeans Levi’s đã bỏ ra số tiền 46.532 usd để mua lại chiếc quần jeans cổ của mình được sản xuất vào cuối thế kỷ 19 và Levis cũng bỏ ra số tiền 30.000 usd để mua một chiếc quần khác do chính mình sản xuất vào những năm 1900. Tuy nhiên mức giá này vẫn chưa phải là mức giá cao nhất cho chiếc quần jeans cổ của Levis. Theo sách kỷ lục Guiness thì vào năm 2005, một nhà sưu tập Nhật Bản đã mua trên Ebay một chiếc quần jeans cổ của Levi được sản xuất vào những năm 1890 với giá 60.000 usd.

quần jean levis cổ

quần jean levis cổ

#2: Quần jean của DUSSAULT APPAREL THRASHED DENIM- có giá 250.000 usd

Đứng thứ 2 trong danh sách là chiếc quần jeans của DUSSAULT APPAREL với giá 250.000 usd. Theo như nhà sản xuất thì chiếc quần này đã được wash tới 13 lần, ngoài ra người ta còn sơn giữa các lớp để khiến chiếc quần trông như đã trải qua nhiều năm sử dụng. Tuy nhiên, mức giá 250.000 usd của chiếc quần này chủ yếu đến từ lượng trang sức khổng lồ được gắn thêm lên quần bao gồm 16 viên ruby 1 cara, 26 viên ruby nửa cara, 8 viên kim cương nửa cara và hơn 1kg vàng trắng và vàng hồng lên chiếc quần.

quần jean thrash

quần jean thrash

#1: Quần jean của SECRET CIRCUS có giá 1,3 triệu usd

Quần jean secret

Quần jean secret

Đứng đầu bảng trong danh sách những chiếc quần jeans đắt nhất thế giới là chiếc quần jeans nữ của Secret Circus với mức giá không tưởng là 1,3 triệu usd. Chiếc quần này có kiểu dáng cổ điển và điều tạo nên mức giá khủng khiếp của chiếc quần là những viên kim cương lớn được đính sau quần. Đây cũng là chiếc quần jeans đầu tiên trên thế giới có giá triệu usd.

0942 879 488